Hiểu đúng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi trong kinh doanh

Chủ DN khi được tôi tư vấn thì ồ lên, họ không ngờ rằng, tại sao một tầm nhìn tốt lại giá trị đến như vậy. Đôi khi, những thứ tinh giản tuyệt vời nhất

Bài viết của anh Phùng Lê Lâm Hải (Bratus Agency) đăng trong Group FB Quản trị và Khởi nghiệp.

Vẫn đâu đó trong các bài viết của tôi, tôi đảm bảo con số 80% các DN chưa hiểu rõ nội hàm của 3 chữ trên tại chính doanh nghiệp của mình, đều là có lý.

3 thứ trên cấu thành nên một thứ rất hấp dẫn mà tôi đang xây cho chính DN hiện tại.

Một hệ thống có thể tự vận hành, hệ thống này có thể không cần có tôi hay CEO ở đó.

Và khi người ta tự đặt câu hỏi làm cách nào để có thể thực hiện được những thứ này. Tôi liền hỏi ngược lại, trước khi anh muốn điều đó thành sự thật, anh có chắc anh đã hiểu đúng những gì, anh cứ cho là mình đang hiểu hay không?

Tôi cũng từng nói, hiểu sai có hại hơn rất nhiều so với việc không biết. Cho nên tôi luôn hướng dẫn các nhân sự của mình khi tiếp cận một vấn đề mới, đều bắt đầu từ gốc rễ và hiểu chúng thật sâu. Vì theo kết quả ngược lại, bạn sẽ trở nên xáo rỗng và buồn cười ngay với chỉnh bản thân mình khi bạn phát biểu những thứ trên. Vì rõ ràng, ngay cả bản thân bạn, bạn đều không hiểu ý nghĩa của chúng, thì cớ gì nhân sự lại phải hiểu nó, nhỉ?

Cùng một thời gian, công sức, các bạn tây dành thời gian tạo cái khung để có thể sản xuất một loại thiết bị với số lượng trăm cái trong một thời gian rất ngắn.

Thì người Việt mình, cũng rất giỏi kĩ thuật, chỉ chăm chăm mong mỏi làm thủ công hết từ cái máy này sang máy khác.

2 gạch đầu dòng trên thể hiện điều gì?

– Làm ngắn hạn, tức thời. Điều này chẳng mang lại giá trị bền vững nào cho bạn cả. Rõ ràng, bạn thích nghỉ ngơi, vui sống.

Nhưng bạn không đủ kiên nhẫn chờ đợi cái khung hình thành mà muốn có kết quả liền. Tôi nói có đúng không?

– Ngay cả khi bản thân muốn xây cái khung, các bạn cũng không hiểu đúng để làm đúng, dẫn đến ngựa quen đường cũ, lại quay về làm ăn kiểu ngắn hạn, chộp giật và chỉ mang lại kết quả tạm thời.

Vậy để xây dựng hệ thống, chúng ta phải quay trở lại những khải niệm căn bản và cốt lõi nhất, hiểu thật sâu chúng, trước khi lên kế hoạch hay đặt bút viết và tự hỏi bản thân mình, làm sao để có một cơ chế hệ thống thật tinh gọn, phù hợp với DN mình và có giá trị tinh thần vượt trội.

Start up có cần tầm nhìn, sứ mệnh hay không? Câu trả lời là có. Đừng biện minh cho việc hiểu sai của mình, bằng câu nói; chúng tôi còn nhỏ, lo ăn chưa xong, tầm với chả nhìn, sứ với chả mạng. Tôi cảm thấy khá buồn cười. Vì do các bạn nghĩ sai, chứ không phải mấy ông đúc kết giá trị hệ thống trên, bày vẽ các khái niệm nghe có hơi xa xăm này để làm gì cả. Các ông này bị lắm chuyện, chăng?

Vậy…

Phần 1: Như thế nào là tầm nhìn tốt?

Doanh nghiệp của chúng ta nếu không biết đang đi đâu, không có một đích đến, mông lung vô định, chúng ta sẽ mất tiền, mất thời gian, mất công sức, mất cả gia đình và sự nghiệp nữa.

Tầm nhìn là thứ mà bạn nhìn thấy được trong tương lai, mà khi nhắc tới nó, bạn phải cảm thấy xục xạo vì nó, và có thể chuyển hóa thành động lực và hành động hằng ngày để hiện thực hóa tầm nhìn này.

Câu đầu tiên tôi thường hay hỏi các chủ DN, thế lý do nào hay câu chuyện lịch sử nào khiến anh phải thành lập doanh nghiệp của mình? Có DN kể ra được câu chuyện mình thành lập DN vì thấy các DN hiện tại cùng phân khúc đang kinh doanh không tốt và không giải quyết được vấn đề hay nhu cầu nào đó cho KH. Đó là lý do thôi thúc họ hành động và làm tốt hơn những gì người khác chưa làm được. Và tôi nói, đó chính là lý tưởng, tầm nhìn mà DN có được. Vậy những DN không may mắn được sinh ra với một câu chuyện có ý nghĩa như vậy, thì sao nhỉ?

Quay lại những câu nói hay phát biểu về tầm nhìn quen thuộc: Số một, doanh số ngàn tỉ, hay lớn nhất thế giới.

Tầm nhìn không chỉ đơn giản là việc đứng đầu, trở thành số một, hay lớn nhất thế giới. Mà cho dù DN bạn đang có một tầm nhìn như thế đi chăng nữa, bạn cũng phải chứng minh được là tầm nhìn này là khả thi. Tầm nhìn của bạn, tốt nhất không nên bắt chước, không phát biểu chỉ cho hay trong các buổi lễ hoành tráng được tổ chức hằng năm. Thực tế, hầu hết DN nào cũng có tầm nhìn, nhưng chẳng mấy ai, nhân viên hay cả ông chủ đều nhớ tới tầm nhìn thực sự của công ty mình là cái chi. Lựa chọn một tầm nhìn tốt, bạn sẽ truyền cảm hứng không chỉ cho chính mình, cho nhân viên, cho khách hàng và ngay cả cho đối tác nữa.

Tầm nhìn thường được nhắc đến bằng qui mô, doanh số hoặc vị trí trên thị trường nội địa / quốc tế. Nhưng bạn lại quên mất một điều, tầm nhìn phải được tạo ra dựa trên góc nhìn của khách hàng. Vì thực sự khách hàng của bạn, chẳng quan tâm đến những thứ như qui mô, doanh số hoặc vị trí của bạn đâu. Trắng ra thì, họ chỉ quan tâm đến họ.

Một tầm nhìn tốt, đo lường được, có khả thi và truyền cảm hứng sẽ mang lại một trạng thái mạnh mẽ và sung sức cho toàn bộ nhân sự của DN. Một tầm nhìn tốt, các nhà đầu tư sẽ chú ý tới bạn, tôi từng làm việc với các quĩ đầu tư. Vậy giữa mô hình kinh doanh và tầm nhìn. Họ quan tâm thứ nào hơn?

Mô hình kinh doanh quan trọng, nhưng không phải là thứ quan trọng nhất. Cái họ quan tâm hơn đó chính là một tầm nhìn tốt, và đội ngũ hiện tại công ty có khả năng thực hiện được tầm nhìn đó một cách khả thi và cam kết cao nhất hay không. Profile quan trọng hơn model. Rõ ràng, mô hình kinh doanh là thứ bạn vẽ ra (viễn cảnh) còn viễn cảnh này có thành hay không thì lại phụ thuộc vào năng lực và sự cam kết (Competency).

Tầm nhìn của bạn phải thực sự thu hút và truyền cảm hứng cho nhân sự. Ví dụ, thay vì viết, “Tầm nhìn của chúng tôi là mong muốn đứng đầu Việt Nam về sản xuất nước uống”. Thì, chúng tôi mong muốn sẽ “mang lại một trải nghiệm về đồ uống, không gian trải nghiệm giải khát tốt nhất cho người tiêu dùng Việt. Nâng cao tiêu chuẩn sống cho người Việt tiệm cận với mức sống của thị trường thế giới với chi phí hợp lý và dịch vụ chu đáo nhất”; rõ ràng, vế thứ hai sẽ ý nghĩa hơn nhiều, phải không?

Tóm lại, để có một tầm nhìn tốt, bạn phải trả lời giúp tôi các gạch đầu dòng sau:

– Keywords nào mô tả tốt nhất DN bạn?
– Đặc tính nào bạn thấy ở DN mình?
– Đặc tính nào bạn muốn thấy ở DN mình?
– Điểm khác biệt của DN bạn so với người khác là gì?
– Bạn có thể thực hiện được nó không?
– Tầm nhìn của bạn có đao to búa lớn không, chúng có đang hướng tới khách hàng mục tiêu của DN bạn hay không?

Chủ DN khi được tôi tư vấn thì ồ lên, họ không ngờ rằng, tại sao một tầm nhìn tốt lại giá trị đến như vậy. Đôi khi, những thứ tinh giản tuyệt vời nhất không được nói ra, mô tả ra, hay dựa trên cơ sở phân tích khoa học. Chủ DN không tài nào hiểu được giá trị của một tầm nhìn đúng và truyền cảm hứng thật sự.

Phải, tầm nhìn và đích đến không có, lãnh đạo không cam kết, không có cảm hứng và không muốn thực thi chúng bằng bất cứ giá nào, thì tầm nhìn của DN họ, chỉ là tiếng gáy xa xăm nơi đồng cỏ hoang chẳng ai quan tâm. Nếu vậy, thì đã đến lúc, bạn nên xem xét lại công ty mình, nơi bạn đang điều hành có đang gặp vấn đề lớn về tầm nhìn hay không?

Có các loại tầm nhìn thường thấy:

– Đứng top đầu, doanh số trăm tỉ, hàng đầu thế giới.
– Tao là cha thiên hạ, thiên hạ phải kiêng dè tao.
– TGD, PTGD & giám đốc chức năng phát biểu các tầm nhìn khác nhau.
– Nhân sự chẳng bao giờ hiểu rõ mình đang đi làm vì thứ gì hằng ngày.
– Công ty có tầm nhìn tốt thật sự.

Vậy thì, DN bạn, thuộc gạch đầu dòng số mấy?

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *